Sunday, February 26, 2012

Nguyên tắc áp dụng khi đá cựa đinh


1) Sau khi đến sới cân đo gà v.v... Ra sân xem sét sới kỹ lưỡng, nhìn những "ổ gà". những chỗ cao thấp, lồi lõm có thể làm gà gặp trở ngại. Chọn chỗ cao. Nhìn ánh sáng, nếu trong nhà nhìn những khoảng tối, những ánh đèn có thể làm chói gà hoặc quáng gà. Ngồi xuống theo tầm nhìn con gà. Ngoài sân thì luôn thả gà chỗ ánh sáng chiếu sau đến. Ra sớm để chọn chỗ.
2) Lúc nào cũng cột cựa chỗ có cùng điều kiện ánh sáng  như chỗ nó đá. Sau khi cột ra thả gà ngay chỗ phía nó đá để nó quen ánh sáng phía đó.
 3) Bây giờ lúc ra sân, đừng mang gà đi vòng vòng, đưa lên cao hoặc thẩy lên thẩy xuống. Làm vậy nó quê cơ. Đừng cho đối thủ cầm gà trên đầu hay qua đầu gà mình. Làm vậy nó mắc cở làm nó không đá hết tài năng. Nều đối thủ cố tình làm vậy, ôm con gà đi chỗ khác. Khi trọng tài ra lệnh cắn nhử (make them mad), cho gà họ cắn gà mình nhiều hơn như vậy gà mình sẽ quạu hơn. Đừng cho họ nắm đầu gà cho gà mình cắn, nếu họ làm vậy thì mình cầm đi nói " đủ quạu rồi". Luôn mang theo gà phu để cắn gà mình làm nó quạu. Khi Trọng tài hô: "Nhử gà" đừng nhử gần để gà họ có thể đụng tới gà mình. Nhiều tay thả gà nhuyễn họ có thể làm gà họ đâm gà mình lúc nhử gà.
 4) Khi tr
ọng tài hô: "Sẵn sàng thả gà", đặt con gà xuống thẳng chân, một tay bợ vòng cánh, ngực và đùi, một tay nắm đuôi chỗ phao câu. Đừng để nó mất thăng bằng. Nếu bên kia thả gà sớm mình bợ gà lên và cho trọng tài lẫn đối thủ biết vậy là không được. Khi trọng tài hô buông đuôi, thả liền đừng chần chờ.
  5) Luật qui định chủ gà phải đứng cách gà 2 thước, đừng đứng cách 2 thước hơn một thuớc chút thôi. Đùng chú y' gì hết, chỉ ngó gà mình thôi. Nếu gà bên kia dính cựa chờ cho trọng tài gỡ cựa hay gọi người gỡ; mình để cho họ đến trước đè gà xuống, mình giúp họ gỡ cựa làm vậy cựa gà mình có thêm vài giây tổn hại đối thủ. Nếu gà mình dính cựa thì mình phải tới liền gỡ liền; đừng giằng hay đè mạnh, giữ hai con gà nằm im, đừng để bên kia nhấc gà lên khi cựa còn máng vào con gà mình. Có một thằng siêu khùng giết con gà nó dùm tôi, tôi chưa gỡ cựa ra nó đã kéo gà nó lên.
6) Bây gi
ờ là lúc gà đá nhau. Khi nào cũng bợ gà lên nhẹ nhàng và ra mức đứng liền. Vắt mũi thông miệng đầu tiên, khó thở khó đá, không thở hết đá, Nhìn lông xem vó máu chảy, tìm chỗ chảy máu lấy chút đất rịt lên. Nếu có thể để nó đứng và tự chỉnh đốn. Nhìn xem có còn thương tích đâu không. Nhìn lúc nó đá xem nó có thương tích ở đâu, hoạch định kế hoạch trong đầu sẵn sàng hành động lúc bắt gà ra. Lúc này là lúc những gì mình làm và không làm để chữa thương quyết định trận đấu
7) Chữa gà ngoài sới: Sau đây là cách tri, thương thông thường ngoài sới. Luôn nhớ thông cổ vắt mũi trước tiên vì con gà phải thở
A) Cổ và phổi khò khè; đừng làm nóng lưng. Đặt con gà xuống để nó tự ho ọc ra, mình không làm gì được để tự nó làm. Đừng hút máu, làm vậy nhiều khi làm máu đã gần ngưng chảy mình hút máu đông ra làm chảy máu thêm.
B) Quáng: Gà bị quáng mắt thường do chấn thương não. Nhấc gà lên, để đùi nó lên đùi mình, dùng ngón cái và ngón chỏ nắm vòng phía dưới cằm từ từ kéo cổ nó dãn ra rồi kéo thấp xuống dưới thân hình nó. ghé miệng sát sau gáy hà nhẹ hơi nóng vào gáy. Hơi nóng đôi khi làm dây thần kinh bị chấn động hồi phục đủ cho con gà thấy đường và thắng trận đấu. Tháng tư vừa qua tôi thắng Derby nhờ chữa quáng cho gà tôi sau ba lần thả gà nó từ từ hồi phục và giết đối thủ..
 C) Vẹo cổ: Gà bị đá cột sống làm vẹo cổ. Đè cổ gà xuống và cho hơi nóng vào lưng, vũa kéo nhẹ cho dãn cổ vừa cho hơi nóng. Vẹo cổ là bị thương nặng, thường có chữa con gà cũng không hồi phục đủ để đá. Nhưng đừng bỏ rơi gà bạn.
D) Ch
ấn thương cột sống là gà đứng không vững. Làm nóng lưng phía ngay trên đùi cầm chân gà co dãn và xoa lưng gà khi làm nóng lưng gà.
E) Gãy chân:  Cầu nguyện! Không làm gì được trong trường hợp này ngoài cho chân bên lành được nghỉ ngơi, đặt gà tại mức đặt thẳng và giữ cho gà càng thăng bằng càng tốt nếu có thể.
 F) Gãy Cánh: trường hợp này cũng thuộc loại bó tay, cố làm nóng lưng tránh cho gà bị giựt. Lúc thả gà xếp cánh lên, thả bên cánh mạnh. Nếu có được một cú thắng luôn
G ) Động kinh: Khi gà bị động kinh, là lúc toàn thân không điều khiển, cánh và chân quằn quái. Làm nóng toàn lưng, cần giữ thân nhiệt von gà cho ấm. Đặt gà cho nghỉ trên đùi, tiếp tục làm vậy mỗi lần thả
 Còn một số loại thương tích khác, những thương tích trên là những thương tích thông thường.
 Trong hai mươi giây phải làm rất nhiều việc, nhưng có thể làm được
1: Thông phổi (mũi, miệng)

2: kiểm soát vết thương.

3) Trị thương.

4) Dưỡng cặp giò
 Đ
ừng bao giờ cho gà uống nước, chỉ thấm nước miếng vào miệng nó thôi. Đừng xoa nước đầu gà. Nếu trời nóng phun nước vào tay xoa trong nách và đùi trong (háng)

 Short line: Thả gà một tay. Luồn tay dưới lườn gà ngón tay lên tới ngực canh cho gà thăng bằng, khi hô thả gà; đặt xuống thẳng, thăng bằng xuống đất rút ta ra nhanh nhưng nhẹ nhàng. 

 Đọc luật và hiểu luật đá. Nếu có thể nhớ nằm lòng. Khi cần có thể đọc lại.

 Sư Vương
Phỏng Dịch.

No comments:

Post a Comment